Cận cảnh nỗ lực tìm kiếm máy bay AirAsia mất tích

Khép lại ngày làm việc thứ hai, các đội tìm kiếm cứu nạn đa quốc gia, bao gồm 30 tàu và 50 máy bay, vẫn chưa thể tìm ra máy bay mất tích cùng 162 hành khách và phi hành đoàn.
Cận cảnh nỗ lực tìm kiếm máy bay AirAsia mất tích
VOA dẫn lời Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla cho biết, có tới 30 tàu cùng 50 máy bay các loại đã tham gia truy lùng dấu vết QZ8501 trong ngày tìm kiếm thứ hai. Trực thăng của Indonesia phát hiện vệt dầu loang trên biển trong khi máy bay Australia tìm thấy mảnh vỡ tình nghi. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa thể xác định vết dầu có liên quan tới máy bay Airbus A320-200 mất tích trong khi mảnh vỡ được xác định không phải là của máy bay AirAsia. Ảnh: BBC
Cận cảnh nỗ lực tìm kiếm máy bay AirAsia mất tích
Bản đồ mô phỏng hành trình của máy bay, vị trí mất liên lạc và các trung tâm tìm kiếm cứu hộ. Đồ họa: Telegraph
Cận cảnh nỗ lực tìm kiếm máy bay AirAsia mất tích
Chiến dịch tìm kiếm QZ8501 được khởi động lúc 6h sáng ngày 29/12 theo giờ địa phương. Phía Malaysia cho biết, họ đã cử 2 chiến hạm, bao gồm tàu hộ vệ lớp Formidable (RSS Supreme) cùng tàu hộ tống tên lửa RSS Valour tới tìm máy bay mất tích. Ảnh: BBC
Cận cảnh nỗ lực tìm kiếm máy bay AirAsia mất tích
People's Daily của Trung Quốc đăng tải hình ảnh cho thấy trực thăng cất cánh từ tàu cứu hộ của hải quân Indonesia, khởi hành từ đảo Bintan. Cả tàu cứu hộ, tàu quân sự đều được huy động để tìm kiến máy bay chở 162 hành khách và thành viên phi hành đoàn. Ảnh: People's Daily
Cận cảnh nỗ lực tìm kiếm máy bay AirAsia mất tích
Cũng trong sáng 29/12, máy bay quân sự C-130 Hercules thứ hai của không quân Singapore cất cánh tới rà soát vùng biển tình nghi. Đây là loại máy bay đa nhiệm được trang bị nhiều phương tiện dò tìm dưới mặt nước, có thể đảm trách nhiệm vụ săn ngầm. Ảnh: Telegraph
Cận cảnh nỗ lực tìm kiếm máy bay AirAsia mất tích
Cùng ngày, Australia cử máy bay P-3C Orion tới hỗ trợ truy lùng phi cơ mất tích. Máy bay tuần tra P-3C Orion của Không quân Hoàng gia Australia đã cất cánh từ Darwin tới khu vực tìm kiếm máy bay AirAsia mất tích ở Indonesia. Đây là loại máy bay được thiết kế để đảm trách các nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ trên biển. Nó được trang bị hệ thống radar tối tân cùng máy ảnh hồng ngoại và các cảm biến điện tử cùng phi hành đoàn được đào tạo bài bản. Ảnh: Wikipedia
Cận cảnh nỗ lực tìm kiếm máy bay AirAsia mất tích
Không quân Indonesia điều hai chiếc C-130 Hercules số hiệu 1319 và 1323 tới vùng biển tình nghi. Chúng khởi hành lúc 6h và 6h30 sáng 29/12. Mỗi máy bay cần 60 phút để tới được khu vực tìm kiếm. Ảnh: BBC
Cận cảnh nỗ lực tìm kiếm máy bay AirAsia mất tích
Hoạt động tìm kiếm trên một máy bay chuyên dụng. Ảnh: IBN
Cận cảnh nỗ lực tìm kiếm máy bay AirAsia mất tích
Ở xung quanh các hòn đảo nằm trên đường di chuyển của QZ8501, người ta sử dụng xác loại xuồng cao tốc để rà soát mặt biển. Một số nguồn tin cho biết, người dân sống trên các hòn đảo nghe thấy nhiều tiếng nổ vào thời điểm máy bay Airbus A320 của AirAsia mất tích. Ảnh: Channel News Asia
Cận cảnh nỗ lực tìm kiếm máy bay AirAsia mất tích
Ngay sau khi máy bay Australia phát hiện vật thể tình nghi chiều ngày 29/12, các tàu mặt nước đã được huy động tới xác minh. Tuy nhiên, thông báo chính thức từ các nhà chức trách cho biết chúng không thuộc về máy bay mất tích. Ảnh:AFP
Cận cảnh nỗ lực tìm kiếm máy bay AirAsia mất tích
Chuyên viên Singapore giới thiệu với thuyền thông về bộ thiết bị truy lùng tín hiệu hộp đen chuyên dụng dưới nước. Với thiết bị này, người ta dễ dàng nghe thấy tiếng “ping” phát ra từ bộ định vị của thiết bị ghi âm buồng lái và lưu trữ dữ liệu chuyến bay dù nó nằm sâu ở 4.500 m dưới biển. Trong khi đó, khu vực biển Java có độ sâu trung bình 46 m. Ảnh:Reuters
Cận cảnh nỗ lực tìm kiếm máy bay AirAsia mất tích
Phó tổng thống Indonesia Jusuf Kalla có mặt tại một trong các văn phòng tìm kiếm cứu nạn để theo dõi quá trình truy lùng tung tích máy bay của AirAsia. Ông cũng tổ chức cuộc gặp với thân nhân những người mất tích. Ảnh: Telegraph

Tags: , ,

0915.49.49.45